Tin tức & Bài viết
Thương mại điện tử tại Việt Nam – Cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư nước ngoài
Nội dung chính
Thương mại điện tử không chỉ là một trong những lĩnh vực mở rộng nhanh nhất tại Việt Nam, mà còn là ngành không ngừng phát triển, ngay cả khi sự tăng trưởng đã chậm lại ở thị trường các quốc gia khác. Sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam những năm gần đây, bất chấp suy thoái toàn cầu là một trong những lý do khiến lĩnh vực này đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ước tính, ngành thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra doanh thu khoảng 40 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia Châu Á. Nền kinh tế bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đang được định giá khoảng 10 tỷ USD và xu hướng bán hàng trực tuyến đã gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Không những vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử trong nước. Tất cả những yếu tố này đã khiến cho các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn. Xét về tổng thể, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang hứa hẹn nhiều tiềm năng rất lớn, và mặc dù đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội dành cho các doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực này.
Suy thoái toàn cầu và sự bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặt câu hỏi, lý do nào mà lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam vẫn phát triển được bất chấp điều kiện kinh tế đang suy thoái trên toàn cầu. Thực tế là, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và vẫn chưa đạt đến thời kỳ đỉnh cao. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất giúp ngành này duy trì mức tăng trưởng ổn định. Dưới đây là một số yếu tố bổ sung khác:
Tỷ lệ sa thải thấp trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam: Việt Nam được biết đến với chi phí nhân công và chi phí vận hành thấp. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam đã giữ được đội ngũ nhân sự của mình trong khi ở các thị trường quốc tế, chúng ta chứng kiến sự cắt giảm quy mô lớn.
Amazon gần đây đã sa thải 18.000 nhân viên trên toàn cầu để cắt giảm chi phí. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty nhận ra rằng một bộ phận nhân lực không còn cần thiết sau khi đại dịch chấm dứt.
Ngay cả khi chúng ta xem xét ví dụ của một công ty thương mại điện tử đến từ châu Á là Shopee, công ty này đã sa thải gần 7000 nhân viên chỉ tính riêng tại Singapore và Trung Quốc. Ngược lại, sự cắt giảm nhân sự tại Việt Nam không đến mức nặng nề như vậy, nhờ vào nhu cầu cao trong ngành công nghiệp công nghệ. Do đó, các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục trải qua một quỹ đạo tăng trưởng tích cực mặc dù số liệu thống kê toàn cầu giảm sút.
Việt Nam có dân số hiện đại và am hiểu công nghệ. Một lý do khác khiến Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng thương mại điện tử là do có lực lượng dân số trẻ và am hiểu công nghệ. Dân số trẻ của Việt Nam chiếm 40% tổng mức tiêu dùng của cả nước. Những người tiêu dùng am hiểu công nghệ liên tục tìm kiếm các nền tảng kỹ thuật số để mua sắm và giải trí. Các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử cho người tiêu dùng tại Việt Nam đã giành được một thị phần lớn, với Shopee là nền tảng phổ biến nhất trong nước.
Hệ thống ngân hàng số đáng tin cậy: Thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới ngân hàng kỹ thuật số và Chính phủ Việt Nam đã tập trung đặc biệt vào việc thúc đẩy ngân hàng kỹ thuật số. Các nền tảng ngân hàng số tại Việt Nam đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền ngay lập tức mà không tốn phí.
Sự kết hợp giữa giao dịch tức thời và chi phí thấp của ngân hàng số tại Việt Nam, chúng ta đang thấy một tác nhân hoàn hảo thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng sử dụng nền tảng Facebook và Tiktok để tìm kiếm khách hàng mới và tận dụng các cơ sở hạ tầng tiếp thị số mạnh mẽ để nhận thanh toán. Nhờ vào những bước tiến của Chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích ngân hàng số, thương mại điện tử chiếm khoảng 65% doanh số bán hàng.
Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể từ bán lẻ sang thương mại điện tử: Một trong những lý do lớn khiến lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu là người tiêu dùng đã nhanh chóng chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến.
Các doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra rằng việc kinh doanh bán lẻ luôn đi kèm với chi phí vận hành và chi phí thuê mặt bằng tại cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, việc thiếu không gian tại các thành phố lớn và sự gia tăng dân số đã khiến các cửa hàng bán lẻ trở nên dư thừa.
Những cơ hội trong lĩnh vực thương mại điện tử cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức và vẫn ổn định về mặt tăng trưởng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chủ yếu quan tâm đến những cơ hội mà thị trường thương mại điện tử Việt Nam mang lại, ví dụ như danh mục dưới đây:
- Các giải pháp dựa trên nền tảng blockchain
- Sản phẩm và dịch vụ Fintech
- Robotics
- Cổng thanh toán kỹ thuật số
- Cơ sở hạ tầng và logistics
Zora Consulting có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài gỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Chúng tôi có thể đảm bảo bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi, giúp bạn vượt qua những những thử thách khi thành lập và điều hành một doanh nghiệp tại Việt Nam. Với tất cả những cơ hội và tiềm năng mà thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang có, đây chính là thời điểm vàng cho những nhà đầu tư quốc tế. Zora Consulting sẽ là đối tác đồng hành đáng tin cậy của bạn, giúp bạn vượt qua mọi thách thức và tận dụng mọi cơ hội. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để bắt đầu hành trình của bạn trong thế giới thương mại điện tử tại Việt Nam!
Bài viết liên quan
Understanding Vietnamese Tax System: A Guide for Foreign Investors
Xem thêm
Phát triển kinh doanh tại Việt Nam: Hành trình đầy hứa hẹn cùng Zora Consulting
Xem thêm
Khởi Nghiệp tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
Xem thêm
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các điều kiện cơ bản
Xem thêm
Phân biệt công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Xem thêm
Cơ hội mới: Đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Fintech với Zora Consulting
Xem thêm
Understanding Tax Rates in Vietnam: A Comprehensive Guide
Xem thêm
Giấy phép Lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: Các thủ tục cần thiết
Xem thêm
Comprehensive Guide to Vietnam Company Formation and Registration
Xem thêm
The Role of CPAs and Accountants in Vietnam: Ensuring Compliance and Financial Stability
Xem thêm
Tổng quan về thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Xem thêm
Tổng hợp các bước thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Anh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp nước ngoài lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xem thêm
Người nước ngoài được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam không?
Xem thêm
Thành Lập Doanh Nghiệp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Xem thêm
59 Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Xem thêm
Các thủ tục sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động mà bạn cần biết
Xem thêm