Tin tức & Bài viết

Tổng quan về thuế nhập khẩu tại Việt Nam

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam vì hoạt động này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa không có sẵn trong nước. Việt Nam hiện nay đã và đang tạo cơ hội cho người nước ngoài thành lập các công ty xuất nhập khẩu 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi quyết định thành lập một doanh nghiệp định hướng nhập khẩu tại Việt Nam, hãy cùng tìm hiểu về các loại thuế suất nhập khẩu qua bài viết dưới đây.

Thuế nhập khẩu tại Việt Nam

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam hiện nay cũng áp thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong nước. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia khác nhau, vì vậy thuế nhập khẩu sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà hàng hóa đang được nhập khẩu. Dưới đây là ba loại thuế suất thuế nhập khẩu được áp dụng tại Việt Nam:

Thuế suất ưu đãi: Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các quốc gia thực hiện đối xử Tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hàng hóa từ các quốc gia này vào Việt Nam có thể được thông quan với mức thuế suất thấp hơn vì các quốc gia này được hưởng quy chế Tối huệ quốc.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Các nước có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể bán hàng hóa sang Việt Nam với mức thuế ưu đãi đặc biệt. Các nước ASEAN là một trong những quốc gia có thể hưởng lợi từ mức thuế này.

Thuế  suất thông thường: Các quốc gia không thuộc các loại nêu trên sẽ áp dụng thuế suất thông thường khi bán hàng hóa sang Việt Nam. Thuế nhập khẩu thông thường cao hơn 70% so với mức thuế ưu đãi.

Các loại thuế khác áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Ngoài thuế nhập khẩu, luật quy định một số khoản thuế khác cũng áp dụng đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam:

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho một số hàng hóa nhất định và tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, thuế suất VAT có thể là 0%, 5% hoặc 10% giá trị của hàng hóa.

Ngoài ra, luật pháp Việt Nam quy định miễn thuế VAT cho một số hàng hóa thiết yếu không thể sản xuất trong nước.

Thuế bảo vệ môi trường: Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, và thuế bảo vệ môi trường là một ví dụ cho vấn đề này. Loại thuế này áp dụng cho hàng hóa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường, động vật hoang dã hoặc sức khỏe con người.

Vì vậy, nếu nhập khẩu các mặt hàng như than, xăng, nhựa vào Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ  đặc biệt là một hình thức thuế áp dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt, hàng hóa không thiết yếu như rượu và các sản phẩm làm từ thuốc lá. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nhập khẩu xe có sức chứa dưới 24 chỗ ngồi, xe máy có động cơ lớn hơn 125cm3, máy lạnh, máy bay, đồ casino, sân golf và hàng xăng dầu, thì khi đó doanh nghiệp cũng có thể phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cách tính thuế nhập khẩu tại Việt Nam?

Công thức tính thuế nhập khẩu tại Việt Nam như sau:

Thuế  nhập khẩu = thuế suất x (trị giá hàng hóa nhập khẩu + thuế GTGT (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có) + thuế suất (nếu có)).

Phần quan trọng của việc tính thuế nhập khẩu cho một mặt hàng ở Việt Nam là biết loại thuế nào được áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể. Đây là lúc các chuyên viên kế toán của Zora với nhiều năm kinh nghiệm có thể giúp bạn xác định các loại thuế áp dụng để đảm bảo việc tính toán được chính xác.

Các yêu cầu đối với việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam?

Có giấy phép kinh doanh hợp lệ: Giấy phép kinh doanh được cấp khi doanh nghiệp chính thức đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất để nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa.

Có mã số xuất nhập khẩu:  Chính phủ Việt Nam cấp một mã số xuất/nhập khẩu riêng cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp cần đăng ký để nhận mã số này phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa một cách hợp pháp.

Có giấy phép nhập khẩu hợp lệ: Bạn phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Tuy nhiên, có một số hàng hóa có thể được nhập khẩu mà không cần giấy phép nhập khẩu.

Trước khi  nhập khẩu hàng hóa, bạn phải nộp tất cả các loại thuế cho Tổng cục Thuế. Thanh toán thuế nhập khẩu đúng hạn là điều cần thiết để thông quan một cách thuận lợi khi hàng hóa của bạn được nhập khẩu vào Việt Nam.

Bài viết liên quan