News & Articles
Thủ tục xin giấy phép bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Content
1. Khái niệm chung về cơ sở bán lẻ
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
2. Những hình thức của cơ sở bán lẻ
Cửa hàng tiện lợi
Là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
Siêu thị mini
Là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.
Trung tâm thương mại
Là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.
3. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Để xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có Giấy phép kinh doanh trước.
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Với doanh nghiệp có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam sau khi nhận vốn góp để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 51% vốn điều lệ thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
4. Điều kiện để thành lập cơ sở bán lẻ
a) Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
b) Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện về lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện về lập cơ sở bán lẻ; Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
5. Thành phần hồ sơ xin giấy phép bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình bao gồm những nội dung sau:
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
- Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh.
- Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
- Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Cơ quan cấp giấy phép
Sở Công thương nơi đặt cơ sở bán lẻ.
Hình thức nộp hồ sơ
Hồ sơ có thể được gửi qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua mạng điện tử (nếu đáp ứng đủ các điều kiện).
Thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương sẽ xin ý kiến Bộ Công thương và cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc xin giấy phép bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc.
Related Articles
Understanding Vietnamese Tax System: A Guide for Foreign Investors
Xem thêm
Unlocking Opportunities: The Advantages of Doing Business in Vietnam with Zora Consulting
Xem thêm
Navigating Success: Doing Business in Vietnam
Xem thêm
Foreign Ownership in Vietnam: Can Outsiders Own a Business?
Xem thêm
Distinguishing Between Joint Stock Company and Limited Liability Company
Xem thêm
Unlocking Opportunities: Invest in Vietnam's Growing Fintech Industry with Zora Consulting
Xem thêm
Understanding Tax Rates in Vietnam: A Comprehensive Guide
Xem thêm
Understanding Work Permits in Vietnam: A Comprehensive Guide by Zora Consulting
Xem thêm
Comprehensive Guide to Vietnam Company Formation and Registration
Xem thêm
Vietnam's E-commerce Potential: Opportunities for Foreign Investors
Xem thêm
The Role of CPAs and Accountants in Vietnam: Ensuring Compliance and Financial Stability
Xem thêm
Import Taxes in Vietnam: Everything you need to know
Xem thêm
Summary of Steps to Establish a Vietnamese-Owned Enterprise
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Anh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm
Establishing a Foreign Retail Enterprise in Vietnam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Xem thêm
Establishing a 100% Foreign-Owned Enterprise in Vietnam
Xem thêm
Can Foreigners Establish a Tourism Company in Vietnam?
Xem thêm
Establishing a Foreign Company in the Import-Export Sector in Vietnam
Xem thêm
59 Conditional Business Lines for Foreign Investors
Xem thêm