Tin tức & Bài viết
Người nước ngoài được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam không?
Nội dung chính
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Doanh thu từ ngành du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP của đất nước. Do vậy, đang có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và mong muốn thành lập công ty du lịch (công ty lữ hành) tại Việt Nam. Để tìm hiểu cụ thể hơn về ngành dịch vụ du lịch này đối với người nước ngoài, hãy cùng tham khảo bài viết này.
Nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty du lịch tại việt nam không?
Một công ty du lịch sẽ kinh doanh các dịch vụ liên quan đến du lịch bao gồm 1 hoặc nhiều dịch vụ như: vận chuyển du khách, dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí…
Kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phải là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Du lịch 2017, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác tại Việt Nam để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
➨ Như vậy, người nước ngoài không thể tự thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch mà phải góp vốn với người Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ du lịch của nhà đầu tư nước ngoài
Theo Phụ lục I ban hành tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc nhóm ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế mà không được kinh doanh du lịch nội địa. Cụ thể:
- Chỉ được tổ chức tour du lịch nội địa cho khách nước ngoài vào Việt Nam
- Không được đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế của nhà đầu tư nước ngoài
Để được cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Góp vốn cùng đối tác Việt Nam thành lập công ty và đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch tại ngân hàng với mức ký quỹ là 250.000.000 đồng (Áp dụng từ ngày 01/01/2024)
- Xin giấy phép lữ hành quốc tế
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế trong doanh nghiệp phải có bằng cao đẳng trở lên chuyên ngành về du lịch. Trường hợp có bằng cao đẳng trở lên chuyên ngành khác thì người phụ trách phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Lưu ý:
- Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy phép du lịch quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện mở tài khoản ngân hàng và thực hiện ký quỹ tại ngân hàng để được cấp giấy chứng nhận ký quỹ
- Ngân hàng thực hiện ký quỹ có thể là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thủ tục thành lập công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài
Quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài (doanh nghiệp FDI) kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế theo hình thức góp vốn với cá nhân, tổ chức Việt Nam được thực hiện theo các bước như sau:
➨ Bước 1: Tìm kiếm đối tác Việt Nam để góp vốn thành lập công ty có vốn nước ngoài
- Đối tác Việt Nam có thể là cá nhân người Việt Nam, tổ chức hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân;
- Trường hợp đối tác là cá nhân người Việt Nam thì phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
➨ Bước 2: Xin giấy phép du lịch
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (nội địa/quốc tế) (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017)
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản chính giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
- 01 bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- 01 bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch
➨ Bước 3: Để người nước ngoài mua cổ phần của đối tác Việt Nam
Để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam thì trước hết Nhà đầu tư nước ngoài cần có hiện diện thương mại tại Việt Nam, theo đó Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức dưới đây:
- Thành lập trước công ty Việt Nam kinh doanh dịch vụ du lịch, công ty này sẽ do đối tác là cá nhân người Việt Nam thành lập. Sau đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty Việt Nam đã đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch, tỉ lệ mua lại sẽ không giới hạn, theo đó Nhà đầu tư nước ngoài sẽ sở hữu đến 99% vốn, cổ phần của Công ty, với tỉ lệ vốn này thì Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền quyết định toàn bộ các vấn đề hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần của một doanh nghiệp đã có đăng ký ngành nghề du lịch tại việt Nam, tỷ lệ vốn nhận chuyển nhượng sẽ không hạn chế ngoại trừ việc không được phép sở hữu tỉ lệ 100% vốn.
- Nhà đầu tư nước ngoài hợp tác liên doanh với đối tác Việt Nam (đã đăng ký ngành nghề du lịch), nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào liên doanh tỷ lệ không hạn chế.
Nhà đầu tư nước ngoài dựa trên nhu cầu thực tế và thông tin về đối tác Việt Nam để lựa chọn hình thức hiện diện phù hợp.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế
Giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế (hay còn gọi là giấy phép con, giấy phép chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế) là một trong những điều kiện pháp lý để công ty vốn nước ngoài hoạt động hợp pháp.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép du lịch quốc tế cho công ty có vốn nước ngoài gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (theo mẫu)
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Bản gốc giấy chứng nhận ký quỹ do ngân hàng cấp
- Bản sao chứng thực bằng cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc bằng cao đẳng chuyên ngành khác và chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
- Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa công ty và người phụ trách điều hành kinh doanh dịch vụ du lịch.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế như đã nói ở trên, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Du lịch hoặc gửi qua bưu điện;
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên trang dịch vụ công của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Du lịch sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục Du lịch sẽ ra thông báo bằng văn bản gửi tới doanh nghiệp.
Với những thông tin trên đây, hi vọng có thể giải đáp cho bạn được thắc mắc người nước ngoài có được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam hay không cũng như những thủ tục cần thiết để thành lập công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài.
Bài viết liên quan
Understanding Vietnamese Tax System: A Guide for Foreign Investors
Xem thêm
Phát triển kinh doanh tại Việt Nam: Hành trình đầy hứa hẹn cùng Zora Consulting
Xem thêm
Khởi Nghiệp tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
Xem thêm
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các điều kiện cơ bản
Xem thêm
Phân biệt công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Xem thêm
Cơ hội mới: Đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Fintech với Zora Consulting
Xem thêm
Understanding Tax Rates in Vietnam: A Comprehensive Guide
Xem thêm
Giấy phép Lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: Các thủ tục cần thiết
Xem thêm
Comprehensive Guide to Vietnam Company Formation and Registration
Xem thêm
Thương mại điện tử tại Việt Nam – Cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư nước ngoài
Xem thêm
The Role of CPAs and Accountants in Vietnam: Ensuring Compliance and Financial Stability
Xem thêm
Tổng quan về thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Xem thêm
Tổng hợp các bước thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Anh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp nước ngoài lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xem thêm
Thành Lập Doanh Nghiệp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Xem thêm
59 Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Xem thêm
Các thủ tục sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động mà bạn cần biết
Xem thêm