Tin tức & Bài viết
Thủ tục xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Nội dung chính
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được coi như một “kim bài” đối với nhà hàng, khách sạn, giúp cho quán hoạt động tốt hơn và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Giấy như một lời đảm bảo cho khách hàng có thể an tâm sử dụng đồ ăn của quán ăn cũng như công nhận hoạt động kinh doanh đồ ăn của nhà hàng khách sạn không có hành vi vi phạm pháp luật.
1. Nhà hàng, khách sạn có bắt buộc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy tờ bắt buộc mà các nhà hàng, khách sạn cần có để hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoại trừ 3 trường hợp đặc biệt sau không cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
- Bếp ăn tập thể, không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nhà hàng, khách sạn đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau đây:
- Chứng nhận GMP
- Chứng chỉ ISO 22000
- Chứng nhận HACCP
- Chứng nhận IFS
- Chứng nhận BRC
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm FSSC 22000
- Các giấy chứng nhận tương đương khác còn hiệu lực sử dụng.
Lưu ý: Đối với trường hợp kinh doanh nhà hàng trong khách sạn và bếp ăn tập thể, tuy không cần đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng để kinh doanh dịch vụ ăn uống hợp pháp, các cơ sở này vẫn phải xin bản cam kết an toàn thực phẩm.
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Mỗi nhà hàng, khách sạn nếu muốn được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì cần tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, bao gồm:
a) Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống
Nhà hàng, khách sạn cần đảm bảo đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ăn uống trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình.
b) Điều kiện về cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của nhà hàng, khách sạn
- Có đồ chứa đựng, dụng cụ riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống
- Dụng cụ chế biến, nấu nướng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Dụng cụ ăn uống phải được làm từ những vật liệu đảm bảo an toàn, rửa sạch và giữ khô ráo.
c) Điều kiện về nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của nhà hàng, khách sạn
- Có đủ các dụng cụ chứa đựng, thu gom rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, có khu vực rửa tay, nhà vệ sinh
- Có đủ nguồn nước được đánh giá đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho việc chế biến, kinh doanh thực phẩm tại nhà hàng, khách sạn
- Cống rãnh tại khu vực nhà bếp cửa hàng thông thoáng, không có tình trạng ứ đọng nước, rác thải
- Bếp ăn cần được thiết kế, bố trí sao cho đảm bảo không gây nhiễm chéo giữa thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm chưa qua chế biến
- Đảm bảo nhà ăn có đủ ánh sáng, thoáng, mát, có biện pháp ngăn ngừa động vật và côn trùng gây hại, luôn duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.
d) Điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
- Thực phẩm phải được chế biến một cách an toàn, hợp vệ sinh
- Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn, có lưu mẫu thức ăn
- Thực phẩm bày bán phải được đặt trong thiết bị bảo quản hoặc để trong tủ kính hợp vệ sinh, có khả năng chống mưa, nắng, bụi bẩn cũng như sự xâm nhập của động vật, côn trùng gây hại. Đồng thời, các thực phẩm này phải được đặt trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
e) Điều kiện về người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Chủ nhà hàng, chủ khách sạn và nhân viên trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo:
- Đã trải qua tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định;
- Đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, không mắc các bệnh như lao phổi, tiêu chảy cấp, viêm da nhiễm trùng, viêm gan A, E, thương hàn, bệnh tả, lỵ.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Căn cứ tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Đối với kinh doanh nhà hàng thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế thì sẽ do Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, kinh doanh nhà hàng ăn uống mà không phải nhà hàng trong khách sạn thì cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở kinh doanh nhà hàng làm hồ sơ, thủ tục nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận.
Bài viết liên quan
Understanding Vietnamese Tax System: A Guide for Foreign Investors
Xem thêm
Phát triển kinh doanh tại Việt Nam: Hành trình đầy hứa hẹn cùng Zora Consulting
Xem thêm
Khởi Nghiệp tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
Xem thêm
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các điều kiện cơ bản
Xem thêm
Phân biệt công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Xem thêm
Cơ hội mới: Đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Fintech với Zora Consulting
Xem thêm
Understanding Tax Rates in Vietnam: A Comprehensive Guide
Xem thêm
Giấy phép Lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: Các thủ tục cần thiết
Xem thêm
Comprehensive Guide to Vietnam Company Formation and Registration
Xem thêm
Thương mại điện tử tại Việt Nam – Cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư nước ngoài
Xem thêm
The Role of CPAs and Accountants in Vietnam: Ensuring Compliance and Financial Stability
Xem thêm
Tổng quan về thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Xem thêm
Tổng hợp các bước thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Anh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp nước ngoài lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xem thêm
Người nước ngoài được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam không?
Xem thêm
Thành Lập Doanh Nghiệp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Xem thêm
59 Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Xem thêm
Các thủ tục sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động mà bạn cần biết
Xem thêm