Tin tức & Bài viết
Phân biệt công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Nội dung chính
Trong số các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, Công ty Cổ phần và Công ty TNHH là hai lựa chọn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi phân biệt công ty Cổ phần và công ty TNHH để có góc nhìn tổng quan hơn về các loại hình doanh nghiệp. Từ đây, bạn có thể chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp nhất.
Công ty Cổ phần là gì?
Để phân biệt công ty cổ phần và công ty TNHH, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về từng loại hình doanh nghiệp. Trước tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đặc điểm của công ty cổ phần. Theo đó, công ty Cổ phần là một loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông là những người sở hữu cổ phần và có quyền, nghĩa vụ tương ứng với số cổ phần họ sở hữu. Theo luật, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng cổ đông
- Công ty cổ phần có ít nhất là 3 cổ đông sáng lập.
- Không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Chuyển nhượng cổ phần
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác một cách dễ dàng.
- Công ty có thể niêm yết trên sàn chứng khoán.
Cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất.
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý và đại diện công ty.
- Ban giám đốc: thực hiện quản lý hàng ngày của công ty.
- Ban kiểm soát (nếu có): kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty.
Trách nhiệm pháp lý
- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm và nhược điểm. Theo đó, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố thuận lợi và khó khăn trước khi quyết định thành lập dạng công ty này. Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn cốt lõi của công ty cổ phần.
Ưu điểm của công ty Cổ phần
- Nâng cao hình ảnh và uy tín: Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty Cổ phần thường được đánh giá cao về tính minh bạch, chuyên nghiệp và có uy tín hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng, đối tác và nhà đầu tư hơn.
- Dễ dàng chuyển nhượng vốn: Cổ đông của mô hình công ty này có thể dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác thông qua thị trường chứng khoán hoặc thỏa thuận trực tiếp. Điều này giúp cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia và thoái vốn khỏi công ty.
- Huy động vốn dễ dàng: công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nhờ vậy, việc huy động vốn để phát triển kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.
Nhược điểm của công ty cổ phần
- Rủi ro tranh chấp giữa các cổ đông: Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có thể xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với công ty.
- Sự phân tán quyền kiểm soát: Do có nhiều cổ đông, việc ra quyết định có thể chậm trễ và khó khăn, đặc biệt khi các cổ đông có quan điểm khác nhau.
- Công khai thông tin tài chính: Công ty cổ phần sau khi niêm yết trên sàn chứng khoắn thường phải công khai các thông tin tài chính và báo cáo hoạt động, điều này có thể làm giảm tính bảo mật kinh doanh.
Công ty TNHH là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên. Nhìn chung, đây là loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty TNHH được chia thành các phần góp của các thành viên. Các phần vốn này không được gọi là cổ phần như trong công ty cổ phần và không được tự do chuyển nhượng như cổ phần.
Số lượng thành viên
Nhìn chung, có 2 cách thành lập công ty TNHH là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đặc điểm chi tiết từng loại hình như sau:
- Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 thành viên.
- Thành lập công ty TNHH 1 thành viên: chỉ có một thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Quyền quản lý và điều hành
Công ty TNHH có thể có Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên). Ban giám đốc có thể được thuê để điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp
Phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH không được tự do chuyển nhượng như cổ phần của công ty cổ phần. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân theo các quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Không phát hành cổ phiếu
Công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn như công ty cổ phần.
So sánh và phân biệt công ty Cổ phần và công ty TNHH
Nhìn chung, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau về nhiều tiêu chí. Công khi cổ phần có quy mô lớn hơn công ty TNHH. Để hình dung rõ hơn, bạn hãy xem, chi tiết bảng so sánh giúp phân biệt công ty Cổ phần và công ty TNHH chi tiết nhất:
Tiêu chí | Công ty Cổ phần (CTCP) |
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (CTTNHH) |
Số lượng thành viên | Tối thiểu 3 thành viên, không giới hạn số lượng tối đa | Tối đa 50 thành viên |
Vốn điều lệ | Chia vốn thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu | Không chia thành cổ phiếu |
Hình thức huy động vốn | Phát hành cổ phiếu ra công chúng | Góp vốn của các thành viên |
Cơ cấu tổ chức | Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc | Ban Giám đốc hoặc Hội đồng thành viên |
Quản lý | Bởi Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị | Bởi Ban Giám đốc hoặc Hội đồng thành viên |
Chuyển nhượng vốn | Dễ dàng thông qua mua bán cổ phiếu | Phải thông qua thủ tục theo quy định |
Công khai thông tin | Yêu cầu công khai thông tin tài chính, hoạt động | Không yêu cầu công khai thông tin |
Thuế | Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp | Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp |
Ưu điểm | Dễ dàng huy động vốn, khả năng quản trị minh bạch, chuyên nghiệp | Thủ tục thành lập đơn giản, mô hình quản lý đơn giản |
Nhược điểm | Phân tán quyền kiểm soát | Khả năng huy động vốn hạn chế hơn |
Bài viết này đã giúp bạn phân biệt công ty cổ phần và công ty TNHH một cách rõ ràng và chi tiết. Thông qua đây, bạn có thể chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn. Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín nhất Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Nếu bạn cần bất cứ sự hỗ trợ vào về việc thủ tục và đăng ký thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Bài viết liên quan
Understanding Vietnamese Tax System: A Guide for Foreign Investors
Xem thêm
Phát triển kinh doanh tại Việt Nam: Hành trình đầy hứa hẹn cùng Zora Consulting
Xem thêm
Khởi Nghiệp tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
Xem thêm
Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các điều kiện cơ bản
Xem thêm
Cơ hội mới: Đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Fintech với Zora Consulting
Xem thêm
Understanding Tax Rates in Vietnam: A Comprehensive Guide
Xem thêm
Giấy phép Lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: Các thủ tục cần thiết
Xem thêm
Comprehensive Guide to Vietnam Company Formation and Registration
Xem thêm
Thương mại điện tử tại Việt Nam – Cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư nước ngoài
Xem thêm
The Role of CPAs and Accountants in Vietnam: Ensuring Compliance and Financial Stability
Xem thêm
Tổng quan về thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Xem thêm
Tổng hợp các bước thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Anh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Xem thêm
Thủ tục xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn
Xem thêm
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Xem thêm
Người nước ngoài được thành lập công ty du lịch tại Việt Nam không?
Xem thêm
Thành Lập Doanh Nghiệp Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Xem thêm
59 Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Xem thêm
Các thủ tục sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động mà bạn cần biết
Xem thêm